Skip to content

Khiếm thính là gì? Dấu hiệu nhận biết khiếm thính

Khiếm thính là bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng nghe, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời, đúng cách thì thính lực có thể hồi phục. Vậy khiếm thính là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào? Cùng comptoir-produits-bretons.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

I. Bệnh khiếm thính là gì?

Khiếm thính là tình trạng suy giảm một phần, hoặc hoàn toàn khả năng nghe
Theo quan niệm dân gian, khiếm thính còn được gọi là điếc, tức là không nghe được chính xác, mất thính lực hoàn toàn hoặc không nghe rõ ở tần số bình thường.
Tuy nhiên, theo y học hiện đại, khiếm thính là tình trạng suy giảm một phần hoặc mất hoàn toàn thính lực. Theo WHO, nếu độ mất thính lực từ 50dB trở lên, hoặc không nghe được câu nói trọn vẹn trong phạm vi 1m thì được coi là là khiếm thính.
Nếu mất độ thính lực trên 80dB, có nghĩa là chỉ nghe được những tiếng động mạnh, hoặc phải kề sát tai thì được gọi gọi là điếc.
Như vậy, với thắc mắc khiếm thính là gì? Có thể hiểu đây là tình trạng suy giảm một phần hoặc toàn bộ khả năng nghe. Theo cách nói thông thường, khiếm thính bao gồm cả điếc và lãng tai.

II. Nguyên nhân gây ra bệnh khiếm thính

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khiếm thính. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu:
  • Tổn thương tai trong do việc tiếp xúc với tiếng ồn lớn thường xuyên hoặc do quá trình lão hóa.
  • Sự tích tụ của ráy tai bên trong ống tai ngăn chặn quá trình truyền sóng âm thanh.
  • Tai ngoài, tai giữa xuất hiện tình trạng nhiễm trùng tai, xương tai phát triển bất thường.
  • Rách màng nhĩ do người bệnh tiếp xúc với tiếng nổ lớn, chấn thương hoặc nhiễm trùng.
  • Khiếm thính do yếu tố di truyền.
  • Tuổi tác càng lớn thì người bệnh càng mất đi khả năng nghe ở tần số cao.
  • Thường xuyên nghe nhạc, xem tivi với mức âm lượng lớn.
  • Người bệnh có tiền sử hoặc đang mắc những bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tình trạng sốt cao như viêm màng não.

III. Dấu hiệu nhận biết tình trạng khiếm thính

Dấu hiệu chung nhất của khiếm thính là không nghe rõ
Tùy thuộc vào độ tuổi mà dấu hiệu của khiếm thính sẽ có sự khác nhau. Vậy những biểu hiện của khiếm thính là gì?
Dấu hiệu khiếm thính lâm sàng:
  • Gặp khó khăn khi nghe người khác nói gì, đặc biệt là ở những nơi ồn ào.
  • Thường xuyên phải mở âm lượng tivi ở mức cao thì mới nghe rõ.
  • Có xu hướng nói to và không nghe thấy người khác nói gì qua điện thoại.
  • Cần người khác lặp lại câu nói khi nói chuyện thường xuyên.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi do phải tập trung khi người khác nói.
Đối với trẻ nhỏ, những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bố mẹ nhận biết được con mình có bị khiếm thính hay không.
  • Trẻ nói muộn, luôn ngơ ngác khi nghe người khác nói chuyện
  • Nói ngọng
  • Không có phản ứng trước âm thanh, kể cả âm thanh có âm lượng lơn
  • Khi nói chuyện, trẻ luôn nhìn vào khẩu hình miệng của người nói.

IV. Phân loại khiếm thính

Khiếm thính được phân thành các mức độ khác nhau, cụ thể:
  • Nghe kém nhẹ: người bệnh không thể nghe được những âm thanh, tiếng nói thì thầm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không thể nghe được tiếng nói ở nơi ồn ào.
  • Nghe kém trung bình: người bệnh không nghe được tiếng thì thầm, tiếng nói bình thường. Bên cạnh đó, cũng không thể nghe được tiếng nói ở nơi ồn ào.
  • Nghe kém nặng: người bệnh không nghe được kể cả khi nói lớn. Vì thế, người nói cần phải hét sát tai, hoặc sử dụng những cách truyền tải thông tin khác.
  • Điếc hoàn toàn: người bệnh không thể nghe được bất cứ điều gì, kể cả hét lớn sát tai. Lúc này, người bệnh cần phải sử dụng thiết bị trợ thính để giao tiếp với mọi người.

V. Phương pháp điều trị khiếm thính

Phương pháp điều trị khiếm thính là gì? Tùy vào mức độ khiếm thính mà biện pháp điều trị sẽ có sự khác nhau.

1. Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc được áp dụng cho những trường hợp khiếm thính nhẹ, mất thính lực đột ngột.

2. Loại bỏ tắc nghẽn sáp

Nếu người bệnh xuất hiện tình trạng nghe kém do ráy tai tích tụ thì sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc nhỏ tai, sử dụng chân không để hút hết phần sáp tắc nghẽn trong ống tai ra ngoài.

3. Sử dụng máy trợ thính

Người khiếm thính có thể dùng máy trợ thính để nghe rõ hơn
Với trường hợp khiếm thính nặng, nghe kém hoặc mất thính lực do tổn thương bên trong tai, người bệnh sẽ cần dùng đến máy trợ thính.
Máy trợ thính sẽ làm cho âm thanh lớn hơn giúp người bệnh có thể nghe được dễ dàng.

4. Cấy ghép ốc tai điện tử

Phương pháp này phù hợp với những trường hợp khiếm thính nặng, nghe kém sâu. Cấy ghép ốc tai điện tử có thể thay thế những bộ phận bị hỏng, không có khả năng thực hiện chức năng của tai.

5. Cấy ghép não thính giác

Người bệnh bị kiếm thính nghiêm trọng, điếc hoàn toàn có thể chọn phương pháp cấy ghép não thính giác.
Cấy ghép não thính giác có khả năng bù đắp chức năng của các bộ phận bị hỏng. Đồng thời giúp tín hiệu âm thanh được gửi trực tiếp đến não giúp khả năng nghe của người bệnh được cải thiện.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ cải thiện thính giác ở một mức độ nhất định, không thể giúp thính giác hồi phục hoàn toàn.

6. Cấy tai giữa

Nếu người bệnh không thể sử dụng máy trợ thính thì có thể được chỉ định cấy tai giữa. Phương pháp này giúp âm thanh di chuyển vào sâu trong tai, não khiến âm thanh to hơn nên nghe rõ hơn. Phương pháp cấy tai giữa hoạt động dựa vào 2 nguyên tắc:
  • Thiết bị gắn vào tai giúp thu nhận âm thanh, sau đó biến chúng thành tín hiệu.
  • Thiết bị gắn dưới da sẽ thu nhận tín hiệu điện, đồng thời giúp tín hiệu này di chuyển dọc theo sợi dây đến các xương nhỏ trong tai tạo nên rung động. Nhờ đó mà người bệnh nghe rõ hơn.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ khiếm thính là gì, cũng như tình trạng này có điều trị được hay không. Nếu thấy dấu hiệu khó nghe, nghe kém thì bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nhé.
Published inTin tức