Skip to content

Say cà phê nên làm gì? Cách xử lý say cà phê hiệu quả

Cà phê là một loại thức uống yêu thích của nhiều người nhưng khi uống quá nhiều hoặc uống không đúng thời điểm rất dễ làm cho người uống bị say. Khi say cà phê thường khiến cho bạn mất ngủ, chân tay run rẩy, bồn chồn,.. Vậy nếu bị say cà phê nên làm gì để trở lại bình thường? Hãy cùng comptoir-produits-bretons.com tìm hiểu các cách chữa say cà phê qua bài viết sau nhé.

I. Những biểu hiện khi say cà phê

1. Say cà phê là gì?

Say cà phê là biểu hiện của việc nạp quá nhiều caffein
Say cà phê là một hiện tượng xuất hiện khi bạn tiêu thụ một lượng cà phê rất lớn, dẫn đến lượng caffeine trong cơ thể bị tăng cao.
Lượng caffeine được khuyến cáo nên dùng ở mức 400mg tương đương với 1.000ml cà phê mỗi ngày. Bạn rất có thể bị say cà phê nếu tiêu thụ quá lượng khuyến cáo này.

2. Biểu hiện của say cà phê

Tùy theo mức độ say cà phê mà có những triệu chứng khác nhau như:
  • Tim đập nhanh, thở dốc và nói nhanh.
  • Xót ruột kèm cồn cào dạ dày.
  • Tâm trạng lo lắng, bồn chồn.
  • Liên tục ợ nóng, cổ họng tiết ra dịch chua giống như triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Mồ hôi tiết ra liên tục ở lòng bàn tay.
  • Đau đầu, chóng mặt, chân tay run và thậm chí buồn nôn.
  • Xuất hiện những cơn đau ở lưng và vùng cơ bắp
  • Trên da xuất hiện những mẩn ngứa, nốt đỏ. Tình trạng này có thể xuất hiện nhiều hoặc ít tùy vào cơ địa của mỗi người.

Bên cạnh đó, một số người khi bị say cà phê xuất hiện những hiện tượng nghe thấy âm thanh chói tai và nhìn thấy những quầng sáng ở trước mắt.
Nếu bạn nạp hơn 10g caffein có thể khiến cơ thể bị suy hô hấp, co giật và thậm chí là tử vong.

II. Nguyên nhân uống cà phê bị say

Để biết được say cà phê nên làm gì, bạn cần hiểu được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo đó, say cà phê là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, các nhà khoa học đã đưa ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này như:

1. Do yếu tố di truyền

Say cà phê có thể do yếu tố di truyền
Nguyên nhân đầu tiên khiến bạn say cà phê có thể là do gen di truyền. Khoa học đã chứng minh, nếu phụ nữ bị say cà thì thì em bé sau này cũng sẽ bị dị ứng với cafeine. Chính xác hơn là sau này lớn lên em bé sẽ bị say cà phê giống mẹ
Khi sử dụng cà phê, lượng caffeine ở lại trong cơ thể lâu, tích tụ đần nên dễ gây ra tình trạng say cà phê. Với những người không bị biến đổi gen thì có thể chuyển hóa caffeine nhanh hơn nên họ khó say hơn.

2. Do độ tuổi

Độ tuổi cũng chính là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ say cà phê. Đối với những người trưởng thành chỉ nên dung nạp tối đa 400mg caffeine mỗi ngày.
Với thanh thiếu niên chỉ cần 100mg/ngày. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ cần 80mg/ngày.
Đặc biệt, trẻ dưới 6 tuổi không nên sử dụng cà phê. Nếu bạn sử dụng cà phê vượt quá mức độ này thì rất dễ bị say hoặc có những triệu chứng không mong muốn.

3. Do caffeine kích thích hoạt động

Nạp quá nhiều caffein từ cà phê có thể khiến tim đập nhanh
Theo các nghiên cứu cho thấy caffeine có trong cà phê có khả năng làm kích thích tuyến thượng thận làm giải phóng ra Norepinephrine và Epinephrine.
Hai loại Hormone này sẽ thúc đẩy quá trình hoạt động của các tế bào, khi dung nạp một lượng cafeine lớn cơ thể sẽ tăng quá trình sản xuất nội tiết tố khiến cho tim đập nhanh, thần kinh căng thẳng và huyết áp cao.

III. Say cà phê nên làm gì

Tình trạng say cà phê sẽ giảm dần theo thời gian, tuy nhiên quá trình tiêu hóa được cafeine có thể rất lâu nên bạn cần phải biết khi bị say cà phê phải làm sao. Bạn có thể áp dụng một số cách chữa say cà phê sau:

1. Uống thật nhiều nước lọc

Say cà phê nên làm gì
Khi say cà phê, bạn nên uống nhiều nước lọc
Với thắc mắc say cà phê nên làm gì thì việc đầu tiên khi bị say cà phê là bạn có thể uống thật nhiều nước lọc, đây cũng là một trong những cách chữa tình trạng say cà phê nhanh nhất. Nước có thể giúp cơ thể bạn loại bỏ được lương caffeine nhanh hơn.
Bạn nên uống từ 0,5-1 lít nước trong khoảng 10 phút, tình trạng say cà phê của bạn sẽ nhanh chóng giảm dần trong từ 1 đến 2 giờ.
Việc uống nước lọc khi bị say cà phê là cách đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng ngay khi có những triệu chứng đầu tiên của cảm giác say cà phê.

2. Say cà phê nên là gì – Bổ sung thực phẩm giàu kẽm, maige

Các nhóm thức ăn có chứa nhiều kẽm và magie như chuối có thể giúp bạn giảm nhẹ những triệu chứng của việc say cà phê.
Bên cạnh việc uống nước lọc thì bạn có thể ăn ngay 1 quả chuối khi bị say cà phê

3. Hít thở thật sâu hoặc vận động nhẹ

Bạn nên vận động nhẹ nhàng tại chỗ
Bên cạnh uống nước lọc và ăn chuối, say cà phê nên làm gì? Bạn có thể nghỉ ngơi hít thở đều để làm làm giảm nhẹ triệu chứng tim đập nhanh hay hồi hộp. Ngoài ra bạn có thế vận động tại chỗ, việc này sẽ giúp làm tăng tốc độ trao đổi chất giải phóng loại bỏ cafeine có trong cơ thể nhanh hơn.

IV. Bí kíp tránh bị say khi uống cà phê

1. Nên uống ở mức độ vừa phải

Thay vì lựa chọn một ly lớn cà phê bạn có thể sử dụng ly nhỏ cho mỗi lần thưởng thức cà phê. Khi uống cà phê bạn nên kết hợp uống thêm nước lọc để làm loàng đi hàm lượng cafein trong cơ thể.

2. Không dùng chung với các loại thuốc, bia rượu

Không nên cho quá nhiều đường khi uống cà phê
Theo các chuyên gia về sức khỏe, việc sử dụng chung cà phê với thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như ngộ độc, làm giảm tác dụng của thuốc.
Đặc biệt, bạn không nên uống cà phê khi đang sử dụng vitamin D, vitamin B, Sắt, Calcium.

3. Không uống cà phê cùng các loại nước tăng lực

Bạn nên hạn chế hoặc sử dụng cùng lúc cà phê với nước tăng lương. Hai loại đồ uống này khi kết hợp với nhau có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

4. Sử dụng cà phê nguyên chất

Cà phê nguyên chất là loại không pha với đậu bắp, đậu rang hay các phụ phẩm khác.

V. Kết luận

Trên đây là những thông tin hữu ích về việc say cà phê và say cà phê nên làm gì? Hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích trong cuộc sống. Đừng quên theo dõi chuyên mục làm đẹp của chúng tôi để đón đọc nhiều bài viết hấp dẫn khác nhé.
Published inLàm đẹp